Giải golf từ thiện ‘tiếp sức’ cho các em học sinh, sinh viên năm 2022
Tối 6.1, sau khi bay từ Thái Lan về Hà Nội, Xuân Son đã được đưa đến Bệnh viện Vinmec để kiểm tra và phẫu phuật. Giáo sư Trần Trung Dũng (người trực tiếp thực hiện phẫu thuật) và ê-kíp đã áp dụng những kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất để Xuân Son có thể hồi phục và trở lại với bóng đá một cách tốt nhất.GS-TS-BS Trần Trung Dũng - Giám đốc chuyên ngành Chấn thương chỉnh hình & Cơ xương khớp, Hệ thống Y tế Vinmec có những chia sẻ: "Ca phẫu thuật của Xuân Son không quá khó về mặt kỹ thuật. Tôi tin chắc rằng, nếu là một người bệnh bình thường thì ngay cả các bác sĩ trẻ có trình độ về chấn thương chỉnh hình trên các bệnh viện khắp cả nước cũng có thể thực hiện tốt. Tuy nhiên, đối với trường hợp của Son, trong bối cảnh đóng góp của Son đối với thành tích cho đội tuyển Việt Nam, khơi dậy lên những tinh thần dân tộc, niềm tự hào cho đất nước, ca mổ rất nhiều áp lực".Theo ông Dũng, áp lực này có thể đến từ phía VĐV, người hâm mộ về mong muốn Xuân Son sớm trở lại thi đấu đỉnh cao: "Tôi nghĩ, những kỳ vọng đó là chính đáng. Thế nhưng, đối với ekip phẫu thuật, kỳ vọng đó không chỉ phụ thuộc vào kết quả cuộc phẫu thuật, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào hành trình phục hồi sắp tới để 1 VĐV có thể quay lại thời kỳ đỉnh cao. Phẫu thuật chỉ chiếm 10%, để vận động viên có thể quay trở lại thi đấu thì các công tác hậu phẫu phía sau là vô cùng quan trọng"."Điều đáng nhớ với tôi chính là niềm tin của Xuân Son, lãnh đạo CLB chủ quản và sự quan tâm của người hâm mộ. Bản thân Xuân Son cũng mong muốn được trở về Việt Nam điều trị. Không chỉ là câu chuyện quan tâm đơn thuần về mặt chuyên môn, về kết quả điều trị, mà là sự động viên, quan tâm thực sự về sức khỏe của Xuân Son. Thậm chí, có nhiều bệnh nhân của tôi còn thể hiện mong muốn có thể đóng góp 1 phần tài chính để Xuân Son được hưởng những điều kiện y tế tốt nhất có thể", GS-TS-BS Trần Trung Dũng tiết lộ.Nhiều trường ĐH tăng học phí năm học 2024-2025
Chúng tôi ghé thăm xã Xy (H.Hướng Hóa), một xã biên giới cách TP.Đông Hà (Quảng Trị) gần 100 km. Tại đây, Hội đồng Đội thuộc Tỉnh đoàn Quảng Trị phối hợp với Báo Thanh Niên tổ chức khởi công công trình "Ngôi nhà khăn quàng đỏ" cho em Hồ Thị Tăng (học lớp 9B, Trường tiểu học và THCS Xy). Dù trải qua quãng đường xa, nhưng cảm giác mệt mỏi của chúng tôi tan biến khi thấy nụ cười hạnh phúc của Tăng.Hồ Thị Tăng là 1 trong 9 hoàn cảnh được Hội đồng Đội tỉnh Quảng Trị trao tặng "Ngôi nhà khăn quàng đỏ". Hoàn cảnh gia đình Tăng hết sức khó khăn, 7 người sống trong căn nhà sàn xập xệ, bố khuyết tật, mẹ thường xuyên đau ốm, người anh cả phải nghỉ học để phụ giúp công việc nương rẫy, người chị gái của Tăng thì nghỉ học lấy chồng sớm… Tăng cũng đang có nguy cơ phải bỏ học sớm để mưu sinh như anh chị của mình."Cảm ơn các cô chú, anh chị đã trao tặng gia đình em căn nhà này. Em luôn ước mơ có một căn nhà vững chắc để bố mẹ ở, và em có nơi yên tâm học hành. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để xứng đáng với món quà ý nghĩa này", Tăng chia sẻ.Đồng cảnh ngộ với Tăng, em Hồ Thị Lịch (học lớp 6A, Trường Phổ thông dân tộc nội trú H.Đakrông) cũng sinh ra trong một gia đình đông con. Bố mẹ không biết chữ, gia cảnh khó khăn nên các anh chị của Lịch chỉ học đến lớp 9. Song vượt qua mọi khó khăn, Lịch có thành tích học tập xuất sắc và là học sinh tiêu biểu của trường.Anh Phạm Xuân Khánh, Phó bí thư thường trực Tỉnh đoàn Quảng Trị, cho biết công trình "Ngôi nhà khăn quàng đỏ" đã góp phần giúp các em học sinh nghèo trên địa bàn có nơi ăn chốn ở ổn định, là điểm tựa vững chắc để các em tiếp tục thực hiện ước mơ."Ngôi nhà trao tặng em Hồ Thị Lịch là công trình đầu tiên trong 9 ngôi nhà được khởi công. Tính đến nay, đơn vị đã hoàn thành công tác khởi công, chỉ một thời gian ngắn nữa các em sẽ có một căn nhà khang trang, kiên cố để ổn định cuộc sống", anh Khánh nói.Thầy giáo Nguyễn Đắc Nhật Tân, Tổng phụ trách Đội Trường tiểu học và THCS Tân Hợp, H.Hướng Hóa, cho biết sau khi nhận được thông tin về kế hoạch từ cấp trên, liên đội đã triển khai nhiều hoạt động để học sinh của trường tham gia gây quỹ, ủng hộ xây nhà cho các bạn khó khăn."Liên đội đã triển khai phong trào kế hoạch nhỏ cho các bạn học sinh tham gia quyên góp phế liệu như vỏ lon bia, sách báo cũ… Dù không nhiều nhưng liên đội cũng đã cùng các liên đội khác trên toàn tỉnh đóng góp được một số tiền nhỏ vào quỹ xây dựng "Ngôi nhà khăn quàng đỏ", thầy Tân nói.Bắt đầu triển khai kế hoạch từ cuối năm 2024, sau hơn 3 tháng tích cực vận động, tuyên truyền và nhận được sự quan tâm của các cá nhân, tổ chức, Hội đồng Đội tỉnh Quảng Trị đã quyên góp được gần 700 triệu đồng để thực hiện 9 "Ngôi nhà khăn quàng đỏ" cho học sinh nghèo tại 8 huyện, thị và hướng đến các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số."Ngày 13.3 vừa qua, Hội đồng Đội tỉnh đã khởi công căn nhà cuối cùng. Đây là hoạt động thiết thực trước thềm đại hội Cháu ngoan Bác Hồ tỉnh Quảng Trị lần thứ 9 và cũng góp phần thực hiện hiệu quả đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Trị", anh Khánh chia sẻ.
Bâng khuâng nhớ vị sấu chín mùa thu
Tập 123 Mái ấm gia đình Việt lên sóng với sự góp mặt của dàn khách mời gồm Hoa hậu Bùi Quỳnh Hoa, diễn viên Phát La, cầu thủ Nhâm Mạnh Dũng. Họ vượt qua các thử thách để giúp đỡ 3 hoàn cảnh khó khăn gồm Trần Thị Trà My, Hoàng Thị Bảo Trâm và Hoàng Văn Khôi. Trong chương trình, hoàn cảnh của em Hoàng Thị Bảo Trâm khiến nhiều người xót xa. Năm 2018, cha cô bé mất do tai nạn, khiến gia đình rơi vào bế tắc. Chị Cúc - mẹ Bảo Trâm vốn làm nông, không có công việc ổn định lại phải chăm sóc 2 con nhỏ và mẹ già. Biết mẹ vất vả, Trâm tự nhủ phải học thật giỏi để có công việc ổn định lo cho gia đình. Em hy vọng có một số tiền để sửa nhà, lót lại phần sân bị vỡ. Hoa hậu Bùi Quỳnh Hoa xúc động khi lắng nghe câu chuyện. Cô nói: “Bé chỉ mới học lớp 6 thôi mà hiểu chuyện đến mức đau lòng. Tôi xúc động khi thấy bé rất nỗ lực, thương mẹ và luôn cố gắng để lo cho người thân”, nàng hậu chia sẻ. Cầu thủ Nhâm Mạnh Dũng thương Bảo Trâm vì mất cha ở độ tuổi còn quá nhỏ, cũng xót xa cho người mẹ vì vất vả trăm bề. Anh dành nhiều lời khích lệ đến các nhân vật, hứa sẽ cố gắng hết mình trong các thử thách để mang về phần thưởng giá trị cho các gia đình. Diễn viên Phát La đồng cảm nói: “Tôi cũng là một cậu bé lớn lên không có sự dẫn dắt của cha nên rất hiểu cảm giác của các bé ngay lúc này. Nhưng bản thân tôi đã tìm được cách để vượt qua sự thiếu thốn đó. Giờ đây, tôi đã đủ mạnh mẽ để một mình đương đầu với những khó khăn trong cuộc đời mà không có sự dẫn dắt của cha. Tôi hy vọng các bé cũng sẽ dần dần học được điều đó, mạnh mẽ để vượt qua những khó khăn trong tương lai”. Bước vào thử thách chính, Phát La, Bùi Quỳnh Hoa và Nhâm Mạnh Dũng lần lượt kết hợp với các em nhỏ vượt qua thử thách ném phi tiêu. Việc chạy liên tục để hỗ trợ cho cả 3 gia đình khiến dàn khách mời đuối sức, song vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ở thử thách khác, Bùi Quỳnh Hoa thích thú khi được đọ trình đá bóng với Nhâm Mạnh Dũng. Với yêu cầu từ ban tổ chức, nam cầu thủ trở thành điểm sáng, giúp cả đội sớm vượt qua thử thách. Trải qua các vòng thi, em Trần Thị Trà My nhận về 15 triệu đồng. Em Hoàng Thị Bảo Trâm về nhì, nhận 20 triệu đồng. Còn gia đình em Hoàng Văn Khôi tiếp tục bước vào vòng đặc biệt, giành được cơ hội rút bảng logo và mang về số tiền thưởng 65 triệu đồng từ Tập đoàn Hoa Sen. Ngoài ra, dưới sự vận động của dàn khách mời đã thu về hơn 160 triệu đồng, hỗ trợ các em nhỏ vươn lên trong cuộc sống.
Đây là vở vũ kịch chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn Đức E.T.A.Hoffmann và được nhà soạn nhạc lừng danh người Nga PyotrIlyich Tchaikovsky viết nhạc. Đặc biệt vũ kịch Kẹp hạt dẻ phiên bản năm 2025 với tên gọi Những vùng đất mộng mơ được biên đạo mới mẻ dựa trên những chất liệu giao thoa giữa văn hóa phương Tây và Á Đông đã đem lại bất ngờ, thú vị cho khán giả yêu mến loại hình nghệ thuật này.Trải qua gần 5 tháng luyện tập và dàn dựng, vở vũ kịch Kẹp hạt dẻ - Những vùng đất mộng mơ do tổng đạo diễn, thượng tá Vũ Hồng Quân trực tiếp chỉ đạo và thực hiện, đã có màn ra mắt ấn tượng với công chúng tại Nhà hát Lớn Hà Nội.Vở diễn bao gồm 3 màn: Lễ hội tại nhà cô bé Clara, Cuộc chiến giữa Kẹp hạt dẻ với lũ chuột và Lễ hội mừng chiến thắng. Theo chia sẻ từ ê kíp thực hiện, sự đặc biệt của Kẹp hạt dẻ phiên bản Những vùng đất mộng mơ được trải dài trong cả 3 màn, song đỉnh điểm là phần kết của vở diễn. Đây có thể được xem là tổng hòa của nhiều màn múa dân gian đẹp mắt: múa gáo dừa của dân tộc Khmer (Tây Nam bộ), vũ điệu cồng chiêng (Tây nguyên), múa gậy sinh tiền (Tây Bắc).... Những điệu múa này không chỉ phản ánh nét độc đáo của nghệ thuật múa truyền thống mà còn góp phần quảng bá, giữ gìn những giá trị của múa truyền thống trong đời sống nghệ thuật.Tổng biên đạo Vũ Hồng Quân cho biết, anh cùng ê kíp đã vượt qua rất nhiều thử thách để có thể đưa Những vùng đất mộng mơ lên sân khấu Nhà hát Lớn, không ngoài mong muốn thúc đẩy môn nghệ thuật này đến gần công chúng, tạo ra sân chơi cho các vũ công trẻ yêu nghề. "Chúng tôi sẽ không dừng lại tại đây. Vũ kịch sẽ sớm quay trở lại ở một phiên bản mới hoàn hảo và rực rỡ hơn trong mùa hè tới", đạo diễn Vũ Hồng Quân chia sẻ.
Lương Thùy Linh cùng Lona Kiều Loan diện cùng set đồdenim khoe đường cong quyến rũ
Khoảng 16 giờ, tại khu vực xung quanh đường hoa Nguyễn Huệ có rất đông người tìm đến vui chơi, chờ thời điểm khai mạc. Ở dọc 2 bên đường Nguyễn Huệ nhiều người đứng tập trung bên hàng rào, hướng nhìn vào bên trong. Ai cũng háo hức chờ được tham quan, chụp ảnh cùng với linh vật rắn dễ thương. Anh Nguyễn Công Bình (ngụ TP.Thủ Đức) cho biết đã có mặt ở bên ngoài đường hoa Nguyễn Huệ từ lúc 16 giờ để chờ mở cửa. Trước đó, anh đã cùng các con đi dạo xung quanh khu vực này và đến 18 giờ đứng ở hàng rào, khu vực gần cổng vào đường hoa Nguyễn Huệ để theo dõi lễ khai mạc sắp tới."Tôi nhận thấy linh vật rắn năm nay rất có hồn, đẹp, dễ thương đến từng chi tiết. Tôi chỉ mong chờ giờ mở cửa là dẫn con vào tham quan liền", anh Bình chia sẻ.